Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Sử dụng kính cho cửa nhựa

Kính: phần vật tư chiếm diện tích lớn nhất trong cửa. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà  kính có thể được lắp tại công xưởng hay công trình. Ví dụ với các khung cánh cửa thì kính được lắp và bắt phụ kiện, các mối hàn được dọn sạch sẽ còn đối với hệ vách kính thì được lắp tại công trình



Trên thị trường Việt Nam có thể kể ra 1 số loại kính như sau:



1. Kính dán an toàn hay kính  ốp dán 2 phần



 Đối với loại kính dán an toàn này thì tùy theo sự lựa chọn của quý khách, nhà sản xuất dùng nguyên liệu kính trắng hoặc màu. Sau khi được rửa sạch, kính được ép vào với nhau tại hệ thống lò ủ nhiệt và hút chân không. Đặc biệt, lớp phim Pvc có nhiệm vụ liên kết được gắn giữa 2 lớp kính này. Trong hệ thống lò ủ nhiệt và hút chân không  khiến lớp phim này nóng chảy và tạo lực liên kết để tăng khả năng chịu lực của kính. Giả sử nếu xảy ra trường hợp kính bị vỡ thì cũng không bung ra như kính bình thường mà các mảnh vẫn liên kết với nhau để hạn chế nguy hiểm cho người dùng.



Kính dán an toàn chịu lực



Sản phẩm này được đánh giá khá cao do giá thành hợp lý mà sự tiện ích đem lại của nó cũng tương đối lớn.



Kính dán an toàn



Độ dày kính này thường khá đa dạng, nhưng thông thường thì là 6,38mm, 8,38mm và 10,38mm. Ngoài ra, độ dày của kính tùy thuộc vào độ dày của kính nguyên liệu và độ dày của phim pvc.



2. Kính trắng độ dày từ 4 –> 12 mm



Kính trắng



Do giá thành rẻ, tính lấy sáng cao, phù hợp với các công trình xây dựng nhà dân, còn đối với biệt thự, trung cư cao tầng hoặc cao ốc thì loại kính này không phù hợp do khả năng chịu lực kém và không an toàn cho người sử dụng.



3. Kính cường lực



Kính cường lực hay kính gia nhiệt có tên tiếng anh là Temper glass là loại kính có tính năng chịu nhiệt cao nhất, được sản xuất theo phương pháp gia cường dao động trên công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Kính chất lượng cao được nung ở nhiệt độ cao sau đó làm lạnh lập tức bằng luồng khí lạnh thổi trên bề mặt kính khiến biến đổi cấu trúc phân tử của kinh làm tăng khả năng chịu lực, nhiệt tác động. Điều này khiến cho kính khi vỡ sẽ tạo thành các hạt nhỏ ít cạnh sắc tránh gây sát thương. Áp suất của gió, lực va đập và những hiệu ứng nhiệt đặc biệt tạo ra những yếu tố đột biến mới có thể làm cho kính bị vỡ. Tuy vậy, chất lượng của kính thuộc mỗi nhà sản xuất khác nhau là khác nhau.



Kính cường lực



Quy trình sản xuất và làm ra kính cường lực như sau:



- Bước 1 : Người ta sử dụng kính tấm nguyên khổ được cắt ra theo quy cách đơn hàng mà khách hàng yêu cầu. Sau khi có được kích thước mong muốn thì kính sẽ được gia công các công đoạn như mài, khoan, khoét phù hợp với những yêu cầu của khách hàng. Tiếp theo là kính sẽ được đưa đi làm sạch và sấy khô để tạo bề mặt sạch sẽ.



- Bước số 2: Kiểm tra kỹ lại kính về kích thươc, màu sắc, chủng loại rồi đưa vào lo cường lực. Do kính sau khi được xử lý qua lò  cường lực thì không thể thay đổi gia công được nữa nên nếu có vấn đề thì kính sẽ bị loại bỏ.



- Bước số 3: : Sơn logo men sẽ in lên kính an toàn cường lực, sau khi kính đã được xử lý ở vị trí chờ cường lực.



- Bước số 4: Lò tôi kính luôn sẵn sàng để đưa kính vào gia nhiệt đến điểm biến dạng. Ngay lập tức kính được đưa ra và làm nguội bằng khí lạnh đều trên bề mặt để cố định những ứng suất nén trên bề mặt.



- Bước cuối cùng: Kính phải trải qua 1 bộ phận kiểm tra cuối và được xuất xưởng đưa đến tay người dùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét